Cách lắp thiết bị chống sét lan truyền

Cách làm tiếp địa cho hệ thống chống sét lan truyền

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách lắp thiết bị chống sét lan truyền tối ưu để bảo vệ hệ thống điện, các thiết bị điện (tivi, tủ lạnh, lò vi sóng,…) và con người an toàn khỏi hiện tượng các tia sét đánh vào mặt đất gần kề hoặc đường điện nối trực tiếp vào nhà. Việc lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền đòi hỏi những kiến thức nhất định trong ngành hoặc kỹ sư có trình độ chuyên môn thực hiện.

Cách lắp thiết bị chống sét lan truyền 1 pha

Chuẩn bị kìm cắt dây, tua vít và bút thử điện trước khi tiến hành lắp đặt. Lưu ý nhớ ngắt nguồn điện ở aptomat tổng, đặt sau đó hãy kiểm tra lại với bút thử điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối về điện trong quá trình lắp đặt SPD.

Bước 1: Vì sản phẩm chống sét lan truyền SPD được gắn với thanh ray trên tủ điện nên hãy kiểm tra rằng tủ điện của bạn sử dụng loại thanh ray 35mm trước khi lắp đặt.
Bước 2: Mở chốt cài phía sau lưng thiết bị chống sét lan truyền sau đó cài sản phẩm vào thanh rail trong tủ điện, nhấn nút cài để cố định trên thanh ray.
Bước 3: Chúng ta bắt đầu kéo dây từ nguồn điện chính đến thiết bị chống sét lan truyền. Tại vị trí phía trên thiết bị chống sét lan truyền 1 pha, dây nóng đấu với cực L, dây nối đất đấu với cực PE. Tại vị trí phía dưới, ta đấu dây nguội N vào cực N

Bước 4: Kiểm tra lại sơ đồ lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền 1 pha để đảm bảo thiết bị chống sét SPD đã được lắp đặt đúng cách

Cách lắp thiết bị chống sét lan truyền 1 pha
Sơ đồ lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền 1 pha

Bước 4: Hãy bật cầu dao tổng để thiết bị chống sét SPD hoạt động. Khi SPD hiển thị màu xanh lá nghĩa là chúng đang ở trạng thái bảo vệ cho thiết bị của bạn. Nếu chúng ở trạng thái màu đỏ có nghĩa là thiết bị đang không hoạt động và cần được thay thế.

Cách lắp thiết bị chống sét lan truyền 3 pha

Chuẩn bị kìm cắt dây, tua vít và  trước khi tiến hành lắp đặt. Lưu ý nhớ ngắt nguồn điện ở aptomat tổng, đặt sau đó hãy kiểm tra lại với bút thử điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối về điện trong quá trình lắp đặt SPD.

Bước 1: Vì sản phẩm chống sét lan truyền SPD được gắn với thanh ray trên tủ điện nên hãy kiểm tra rằng tủ điện của bạn sử dụng loại thanh ray 35mm trước khi lắp đặt.
Bước 2: Mở chốt cài phía sau lưng thiết bị chống sét lan truyền sau đó cài sản phẩm vào thanh rail trong tủ điện, nhấn nút cài để cố định trên thanh ray.
Bước 3: Chúng ta bắt đầu kéo dây từ nguồn điện chính đến thiết bị chống sét lan truyền. Tại vị trí phía trên thiết bị chống sét lan truyền 3 pha, 3 dây nóng đấu với cực L1, L2, L3, dây nối đất đấu với cực PE. Tại vị trí phía dưới, ta đấu dây nguội N vào cực N

Bước 4: Kiểm tra lại sơ đồ lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền 1 pha để đảm bảo thiết bị chống sét SPD đã được lắp đặt đúng cách

Cách lắp thiết bị chống sét lan truyền 3 pha
Sơ đồ lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền 3 pha

Bước 4: Hãy bật cầu dao tổng để thiết bị chống sét SPD hoạt động. Khi SPD hiển thị màu xanh lá nghĩa là chúng đang ở trạng thái bảo vệ cho thiết bị của bạn. Nếu chúng ở trạng thái màu đỏ có nghĩa là thiết bị đang không hoạt động và cần được thay thế.

Cách làm tiếp địa cho hệ thống chống sét lan truyền

Theo TCVN 9385:201 điện trở đất của hệ thống chống sét khi lắp đặt phải nhỏ hơn 10 Ohm đối với chống sét trực tiếp và nhỏ hơn 4 Ohm đối với chống sét lan truyền. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm tiếp địa cho hệ thống chống sét lan truyền đạt tiêu chuẩn:

Bước 1: Đào rãnh tiếp địa.

– Xác định vị trí làm hệ thống tiếp địa. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.

– Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.

– Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm

Bước 2: Chôn cọc tiếp địa xuống đất

– Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).

– Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.

– Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.

– Rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.

– Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.

– Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.

– Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng.

– Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.

– Hàn hóa nhiệt GOLDWELD để liên kết các cọc với cáp đồng trần.

Bước 3: Cách lắp thiết bị chống sét vào hệ thống tiếp địa

– Dây dẫn sét tiết diện 16-25mm2 trực tiếp từ thiết bị chống sét tới đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất.

Bước 4: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

– Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
– Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
– Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
– Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 4 Ohm, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.

Cách làm tiếp địa cho hệ thống chống sét lan truyền
Cách làm tiếp địa cho hệ thống chống sét lan truyền

Leave Comments

0925 038 097
0925 038 097